Sơn sàn công nghiệp epoxy

Thị trường sơn epoxy hiện nay rất đa dạng và phong phú phải kể ra hơn hàng trăm hãng sơn khác nhau từ chủng loại sơn . Đặc biệt hiện nay các công ty đến từ các nước châu Á đầu tư hẳn nhà máy chế biến sơn tại các khu công nghiệp ở Việt Nam và tập trung từ các thành phố lớn như Hà Nội , TPHCM, Đồng Nai V….v Chính vì vậy việc để chọn lựa cho mình một thương hiệu sơn rất lượng làm ta rất phân vân và đắn đo , Chỉ cần gõ từ sơn epoxy trên Google kết quả sẽ cho ra khoảng 19.800 kết quả con số thật là khủng khiếp phải không các bạn. Nào là các Công Ty quảng cáo về chủng loai sơn v…v

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng sơn epoxy uy tín, có nhiều đại lý bán sơn epoxy, tuy nhiên Sơn sàn công nghiệp epoxy không chỉ có một loại mà nó được chia ra thành nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại phù hợp với từng điều kiện công trường cần thi công hay là tùy thuộc vào mục đích sử dụng sau này của người tiêu dùng chính vì vậy mà bạn không thể nhắm mắt chọn bừa về sử dụng được, khi ấy hiệu quả của sơn sẽ không được phát huy tối đa. Bài viết này sẽ giúp bạn phân loại các loại sơn epoxy hiện đang có mặt trên thị trường hiện nay cũng như là tính chất và đặc điểm của từng loại như thế nào nhé!

Sơn epoxy là dòng sơn gì ra sao ?

Có thể bạn đã từng nghe người ta nhắc đến những dòng sơn epoxy nhưng lại chưa hiểu rõ về sơn epoxy cũng như cách thức phân loại chúng ra sao.  Sơn epoxy là dòng sơn cao cấp với thành phần vô cùng đặc biệt khác hẳn với những dòng sơn thông thường khác, được cấu thành từ hai thành phần là thành phần A ( bao gồm sơn epoxy, chất dung môi – nếu có, bột màu mịn, một số chất phụ gia, … ) và thành phần B ( bao gồm chất đóng rắn hay còn được gọi là chất polyamide ).

Epoxy APT
Sơn APT một trong những loại sơn tốt nhất trên thị trường hiện nay

Trên thị trường hiện nay thường bán hai loại sơn epoxy sau: Sơn epoxy gốc nước và sơn epoxy gốc dầu. Mỗi loại lại có một tính năng nổi bật khác nhau ( có một số tính năng, đặc điểm cốt lõi của dòng sơn epoxy vẫn sẽ tương tự nhau nhưng mỗi loại lại có những ưu điểm nổi trội khác nhau ) nhằm phục vụ cho những yêu cầu khác nhau của khách hàng về loại sơn phù hợp với môi trường làm việc sau này của xưởng đã được thi công xong đó.

Nhìn chung, sơn epoxy có hai loại như vậy nhưng nó lại chia ra thành hai nhóm nữa tùy thuộc vào cấu tạo hay kết cấu của bề mặt mình định thi công, các bạn định thi công sơn epoxy lên bề mặt kim loại như sắt, thép hay là sự dụng cho sàn bê tông? Đây cũng là hai loại kết cấu bề mặt chính mà người ta thường phủ sơn epoxy lên. Đặc điểm chung của cả hai loại sơn dành cho kết cấu sàn bê tông với loại sơn dành cho kết cấu là kim loại như sắt, thép là:

Epoxy KCC
Sơn epoxy KCC

– Chúng đều thuộc về dòng sơn epoxy cao cấp thế nên chắc chắn rằng nó có 2 thành phần chính là thành phần A ( bao gồm sơn epoxy, chất dung môi – nếu có, bột màu mịn, một số chất phụ gia, … ) và thành phần B ( bao gồm chất đóng rắn hay còn được gọi là chất polyamide ).

– Khi muốn thi công sơn thì bạn cần phải hòa trộn hai thành phần A và thành phần B lại với nhau tạo thành hỗn hợp đều, mịn rồi mới tiến hành thi công.

– Chúng đều được chia thành hai hệ chính là sơn lót epoxy và sơn phủ epoxy.

Loại sơn sử dụng cho bề mặt có kết cấu là kim loại như sắt, thép

– Về hệ sơn lót epoxy sử dụng cho loại mặt sàn này thì đây là loại sơn lót có khả năng chống gỉ cao chính vì thế mà nó được sử dụng làm lớp sơn lót đầu tiên dùng để phủ lên trên bề mặt các kim loại với khả năng bám dính cực kỳ chắc chắn, lại là lớp liên kết tuyệt vời gắn kết bề mặt kim loại với lại lớp sơn phủ epoxy sau đó mà người ta sử dụng với mục đích bảo vệ vật chủ bằng kim loại. Với hai màu chính là nâu đỏ và màu ghi,  sơn lót epoxy có 4 loại cụ thể như sau: sơn lót epoxy chống gỉ đỏ ( xuất hiện do sắt thép kim loại gặp mưa hay bị thời tiết tác động lâu mà người ta gọi là hiện tượng oxy hóa khử ); sơn lót epoxy chống gỉ 965PR ( là hệ vô cơ ) giàu kẽm; sơn lót epoxy chống gỉ kẽm photphat và cuối cùng là sơn lót epoxy chống gỉ dành cho sắt thép mạ kẽm hay mạ những kim loại màu khác.

Sơn epoxy Chokwang Vina

– Về hệ sơn phủ epoxy sử dụng cho loại mặt sàn này thì đây là loại sơn phủ có khả năng chống lại quá trình oxy hóa khử, chống lại sự ăn mòn của các chất hóa học tác động vào nói chung là có khả năng chống gỉ, được sử dụng để bảo vệ bề mặt vật chủ kim loại như sắt, thép, … khác hẳn với lớp sơn lót epoxy, sơn phủ epoxy có rất nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn ( những màu này đã được lựa chọn dựa trên bảng màu tiêu chuẩn của quốc tế rồi hoặc là có thể màu do hãng sản xuất quy định một vài màu chủ đạo để tránh bị ứ đọng hàng không cần thiết do màu sắc ). Các bạn nên lưu ý rằng đối với những loại sơn phủ epoxy có màu thì nên sử dụng ở trong nhà thôi ( không tiếp xúc với tia UV ), còn đối với ngoài trời thì bạn nên sử dụng sơn phủ epoxy MA 366 dành cho sắt thép kim loại ngoài trời ( loại này có độ bóng cao ) và sơn phủ epoxy PU dành cho sắt thép kim loại ngoài trời ( loại này thì có độ bóng thấp hơn hẳn loại kể trên ); Lưu ý rằng đối với hai loại sơn phủ epoxy dùng cho kim loại ngoài trời đều cần phải sử dụng tới dung môi pha sơn nhé!

Loại sơn epoxy dành cho bề mặt có kết cấu là bê tông

Sơn epoxy dành cho bề mặt có kết cấu là bê tông cũng bao gồm hai hệ là sơn lót epoxy và sơn phủ epoxy, kèm theo cả dung môi nữa. Thế nhưng đối với sơn sàn epoxy lại được chia thành nhiều loại với nhiều gốc khác nhau như sơn epoxy gốc nước, sơn epoxy sử dụng lăn rulo, sơn epoxy tự cân bằng ( tự san phẳng ), sơn epoxy có khả năng chống ăn mòn của nước – ăn mòn của axit, sơn epoxy trong suốt, sơn epoxy bán dẫn có khả năng cách điện. Nhìn chung là mỗi loại lại có tính chất, vai trò khác nhau còn tùy thuộc vào mục đích của ngưởi sử dụng chúng nữa.

– Sơn epoxy gốc nước thuộc dòng sơn epoxy cấp cao tuy nhiên  về phần sơn lót có gốc nước và sơn phủ epoxy gốc nước đều không hề có những mùi, khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người thi công và của những người sử dụng công trình sau khi hoàn thành, nó hoàn toàn không gây nên hiện tượng cháy nổ vì thế nó rất an toàn. Sơn epoxy gốc nước có lớp epoxy được hòa tan hoàn toàn trong nước từ đó tạo ra 1 lớp kết dính có tính thẩm thấu cao đồng thời nó có khả ngăn chống mài mòn bởi nước, hóa chất vô cùng tuyệt vời. Với loại sơn epoxy gốc nước và dễ dàng thi công kể cả là trong những không gian chật hẹp. Sử dụng được trong những không gian như phòng bệnh, phòng làm việc, phòng cấp cứu, phòng sạch, …

Bảng màu sơn Epoxy APT

– Sơn epoxy sử dụng lăn rulo là loại sơn dành riêng cho phương pháp lăn rulo vì thế mà nó đi kèm với cả chất đóng rắn. Loại này thì cho ra sản phẩm có độ dày lên đến 0,4 mm với đặc điểm bề mặt sơn sáng bóng nên có khả năng chống lại bụi bẩn và chịu được khối lượng trọng tải trung bình tác động lên bề mặt sơn đồng thời nó có khả năng chống chịu mài mòn không cao và chỉ chịu được những hóa chất nhẹ phổ thông thôi.

– Sơn epoxy tự cân bằng ( tự san phẳng ) không pha trộn thêm những dung môi dễ bay hơi, sơn có khả năng tự cân bằng, tự san phẳng bạn chỉ cần sử dụng cào chuyên dụng để làm nổ các lớp bóng khí và san đều qua bề mặt. Loại này thì cho ra sản phẩm có độ dày lên đến 3 mm với đặc điểm sơn sau khi khô cho bề mặt sáng bóng vô cùng thuận mắt và dàn đều phẳng mà không tốn quá nhiều thời gian thi công, bề mặt phẳng gần như tuyệt đối. Loại này có khả năng chống chịu lại sự tác động bất lợi của môi trường kể cả là hóa chất mạnh.

– Sơn epoxy có khả năng chống ăn mòn của nước – ăn mòn của axit đương nhiên là nó có khả năng chống lại axit rồi và nó thuộc về dòng sơn tự san phẳng với những tính chất tương tự. Tuy nhiên sơn này có độ dày khoảng 1,5 mm trở lên.

– Sơn epoxy trong suốt, loại này thì cho ra sản phẩm vô cùng đẹp mắt với những mảng sơn trong suốt được sử dụng vào việc chế tác thiết kế nội thất trong gia đình hoặc tạo ra một bề mặt sàn 3D sáng tạo và độc đáo vô cùng.

>>>>>> Xem thêm Qui Trình thi công sơn epoxy chuẩn nhất Tại Đây

– Sơn epoxy bán dẫn có khả năng cách điện, loại này được ứng dụng vào trong những môi trường làm việc có liên quan đến mạng lưới điện, hoặc rất nhiều điện, việc sử dụng dòng sơn này vào trong môi trường như vậy tạo ra độ an toàn cho người lao động khi làm việc ở những nơi tiếp xúc với tĩnh điện. Ngoài khả năng cách điện nó còn có độ nhẵn bóng chống bám bụi rất tốt, có thể chịu được lực công vật lý lớn tác động lên, có khả năng chống lại sự ăn mòn của hóa chất nữa.

Sơn epoxy jotun

Hy vọng rằng với những chia sẻ vừa rồi bạn có thể hiểu thêm về sơn epoxy cũng như cách phân loại của dòng sơn epoxy này. Qua những tính năng và đặc điểm của từng loại kể trên chắc hẳn bạn đã có thể biết mình nên lựa chọn dòng sơn nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn rồi phải không? Cuối cùng bạn nên lựa chọn những địa điểm bán sơn epoxy uy tín trên thị trường để tránh mua phải hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng nhé!

Nếu bạn đang đang băn khoăn và cần tìm một địa chỉ tin cậy Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Công Ty Sơn Epoxy Bình Định luôn cam kết. Tư vấn nhiệt tình không ngại đường xa, Chúng tôi sẵn sàn làm mẫu 2 hoặc 3 loại sơn để bạn có thể cảm nhận được màu sắc và giá của từng chủng loại sơn. Khi đó bạn sẽ hình dung và dễ dàng lựa chọn cho mình một thương hiệu sơn uy tín và đơn vị thi công chu đáo nhất

Hotline : 0906.249.679 & 09.11111.377
Website: sonepoxy3d.net
Mail: epoxybinhdinh@gmail.com

Chúc các bạn sớm tìm được sản phẩm sơn epoxy ưng ý, phù hợp với yêu cầu của bạn!

5/5 - (1 bình chọn)

Sản phẩm đề xuất

THI CÔNG SƠN EPOXY CHUYÊN NGHIỆP

Điện thoại: 0906 249 679 – 09.11111.377 Email: ngothanh359@gmail.com Địa Chỉ: 1/5c Đường Song Hành, P.Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP Hồ Chí Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *